TOP 55+ mẫu nhà gác lửng đẹp, tiết kiệm chi phí nhất

(Xây Dựng Đất Thành) – Nhà gác lửng là loại hình nhà ở quen thuộc trong kiến trúc Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp thiết kế sáng tạo mà còn giúp gia tăng diện tích sử dụng. Để có cái nhìn tổng quát về mẫu nhà này, xin mời bạn đọc cùng Đất Thành tham khảo 35+ mẫu nhà tầng lửng đẹp, tiết kiệm chi phí trong bài viết dưới đây!

Mẫu nhà gác lửng 3 tầng đẹp

1. Nhà gác lửng là gì?

Nhà gác lửng là một loại kiến trúc ấn tượng, với thiết kế gác lửng nằm giữa tầng 1 và tầng 2 (đối với nhà 2 tầng) hoặc nằm trong và bên trên tầng trệt (đối với nhà 1 tầng). Tầng lửng có nhiều tên gọi khác nhau như gác lửng, gác xép,… Với chiều cao thấp hơn so với các tầng, trung bình từ 2.2 – 2.5m. Và tại đây được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: phòng ngủ, phòng bếp, phòng làm việc, phòng thư giãn hay thậm chí là phòng thờ.

2. Ưu và nhược điểm khi thiết kế nhà gác lửng

Ưu điểm:

  • Gia tăng diện tích sử dụng: Xây dựng tầng lửng đã đem lại một khoảng diện tích tương đối, để gia chủ có thêm không gian sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà tại tầng lửng sẽ được bố trí công năng khác nhau.
  • Mở rộng không gian: Kiến trúc nhà gác lửng có được không gian rộng mở hơn bởi khoảng thông tầng. Đây cũng chính là điểm nhấn và mang lại sự thoáng đãng cho ngôi nhà.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng: Nếu bạn đang muốn xây nhà cấp 4 để tiết kiệm chi phí và vẫn muốn có thêm không gian sử dụng, thì nhà tầng lửng là sự lựa chọn hoàn hảo. Để biết được loại hình nhà này tiết kiệm được chi phí xây dựng như thế nào, thì bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ của các KTS để nhận tư vấn chi tiết.
Thiết kế nhà gác lửng với kiểu dáng ấn tượng

Nhược điểm:

  • Hạn chế về chiều cao: Như đã đề cập bên trên, tầng lửng có chiều cao thấp hơn so với các tầng khác. Chính vì vậy, khi sinh hoạt tại đây thì đa phần sẽ mang đến cảm giác bí bách và chật chội cho người sử dụng.
  • Khó khăn trong việc trang trí trần: Với thiết kế bị hạn chế về chiều cao thì chắc chắn việc trang trí trần sẽ gặp nhiều khó khăn. Tại tầng lửng sẽ không bố trí được đèn chùm (sẽ bị va chạm khi sử dụng bởi trần thấp) hoặc các phào chỉ, hoa văn theo phong cách tân cổ điển. Vì như vậy sẽ tạo nên sự rối mắt và khó chịu cho người nhìn.

3. Tổng hợp mẫu nhà gác lửng đẹp theo quy mô

3.1. Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng

Nhà cấp 4 có gác lửng là kiểu nhà 1 tầng với thiết kế tầng lửng nằm trên tầng trệt. Và tất nhiên, tầng lửng không được tính là 1 tầng của ngôi nhà. Theo quy tắc trong xây dựng thì diện tích tầng lửng không vượt quá 80% so với diện tích sàn bên dưới.

Đây là loại hình nhà ở phù hợp cho thành thị lẫn nông thôn và dễ dàng kết hợp với nhiều loại mái khác nhau. Hãy cùng Kiến Thiết Việt tham khảo một số mẫu nhà gác lửng cấp 4 dưới đây nhé!

3.2. Mẫu nhà 2 tầng có gác lửng

Thiết kế nhà 2 tầng có gác lửng là kiểu kiến trúc được đông đảo chủ đầu tư ưa chuộng. Gác lửng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đây cũng là giải pháp tối ưu không gian trên nền đất hạn chế. Bạn có thể bố trí phòng khách, bếp, phòng ngủ nhỏ hoặc khu vực thờ cúng tại đây.

3.3. Mẫu nhà 3 tầng có gác lửng

Không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhà gác lửng còn tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể. Đối với nhà 3 tầng thì gác lửng có thể được bố trí trước, sau hoặc bên hông theo ý của chủ đầu tư. Với diện tích sử dụng tương đối rộng rãi, bạn có thể thoải mái bố trí nội thất trong căn nhà này.

3.4. Mẫu nhà gác lửng 1 phòng ngủ

Với số lượng phòng ngủ chỉ có 1 trong ngôi nhà gác lửng thì chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến mẫu nhà cấp 4 nhỏ. Với diện tích tầng trệt bố trí các không gian sinh hoạt chung, thì tại tầng lửng là nơi nghỉ ngơi của chủ nhà. Việc đặt phòng ngủ tại tầng lửng vừa tạo được sự riêng tư nhất định, vừa góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

3.5. Mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ

Kiểu nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng sẽ đáp ứng được số phòng ngủ là 2 theo nhu cầu của chủ đầu tư. Đối với nhà cấp 4 thì phòng ngủ sẽ được bố trí tại tầng trệt và tầng lửng. Đối với không gian nhà 2 tầng, phòng ngủ có thể được đặt tại tầng lửng và tầng 2. Điểm nhấn trong không gian này chính là chiếc cầu thang. Được thi công bằng nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau, nên cầu thang mang đến sự mới mẻ cho không gian sống.

3.6. Mẫu nhà gác lửng 3 phòng ngủ

Mẫu nhà gác lửng có 3 phòng ngủ có thể là nhà cấp 4 diện tích rộng, nhà 2 tầng và 3 tầng. Không gian phòng ngủ được phân chia và bố trí nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Mục đích cuối cùng chính là mang đến sự thuận tiện và vẻ đẹp cho ngôi nhà.

4. Tổng hợp mẫu nhà gác lửng đẹp theo kiểu nhà

4.1. Mẫu nhà gác lửng mái Thái

Mái Thái là loại mái được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở, trong đó có nhà gác lửng. Bởi kết cấu mái nhô cao khiến ngôi nhà trở nên cao ráo và bề thế hơn. Bên cạnh đó, hệ mái với nhiều ưu điểm và phù hợp với khí hậu Việt Nam nên được đông đảo gia chủ lựa chọn.

4.2. Mẫu nhà gác lửng mái Nhật

4.3. Mẫu nhà gác lửng mái bằng

 

5. Kinh nghiệm làm nhà có gác lửng tiết kiệm chi phí nhất

5.1. Xác định công năng sử dụng của tầng lửng

Việc xác định công năng sử dụng trong nhà là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là không gian tầng lửng. Tại đây có thể bố trí phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ hoặc phòng làm việc, thư giãn,… Và cuối cùng, xác định công năng sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi lựa chọn nội thất cho không gian này.

Phòng ngủ được lựa chọn làm công năng tại tầng lửng trong nhà cấp 4

5.2. Cần bản vẽ thiết kế cho nhà gác lửng

Trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng cần bản vẽ thiết kế, nhà gác lửng cũng vậy. Bạn nên tìm đến các đơn vị thiết kế kiến trúc và xây dựng uy tín để được hỗ trợ về mục này. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể có cái nhìn tổng quát về ngôi nhà của mình trong tương lai.

(Hình ảnh: Sưu tầm – Bản vẽ nhà gác lửng đẹp tiện nghi)

5.3. Chiều cao của gác lửng hợp lý

Như đã đề cập ở trên thì chiều cao trung bình của gác lửng dao động từ 2.2. – 2.5m. Tuy nhiên, con số này có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào quy định lộ giới. Ví dụ, nếu nhà có lộ với 6 ≤ L ≤ 16 (L: Lộ giới) thì chiều cao tầng trệt lửng tối đa là 5,8m. Như vậy, lúc này nếu chiều cao tầng trệt là 3m thì tầng lửng là 2.8m, hoặc trệt 3.2m thì tầng lửng 2.6m. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Kiến Thiết Việt khuyên bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên môn để nhận được tư vấn phù hợp với vị trí xây dựng.

5.4. Tính toán vật tư và sử dụng hiệu quả

Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực xây dựng thì đây là bước bạn có thể dễ dàng thực hiện. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị chuyên môn để hỗ trợ về mảng này nếu không có kinh nghiệm. Việc tính toán vật tư là bước để giúp bạn xác định được số lượng vật tư cần thiết. Kiểm soát và tránh trường hợp tổn thất ngoài ý muốn.

5.5. Bố trí nội thất hài hòa cho tầng lửng

Là một công năng của ngôi nhà, tầng lửng có thể được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể thì nên đồng nhất 1 phong cách thiết kế. Một lưu ý dành cho bạn khi trang trí không gian này, vì tầng lửng có thể nhìn thấy từ tầng trệt, nên hạn chế sử dụng quá nhiều đồ dùng nội thất trống trải như giá treo quần áo. Điều này khiến không gian trở nên bừa bộn, chật chội và giảm tính thẩm mỹ hơn.

Bố trí nội thất phòng ngủ đơn giản tại tầng lửng

5.6. Chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín, kinh nghiệm

Để tạo nên ngôi nhà gác lửng đẹp, bền vững thì việc lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng để đưa ra quyết định đúng đắn. CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực TƯ VẤN – THIẾT KẾ, THI CÔNG XÂY DỰNG và SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ VƯỜN, CAFE tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.

Với Phương Châm: Tỉ mỉ, chỉnh chu trong từng chi tiết, sản phẩm có chiều sâu kiến trúc là yêu cầu bắt buộc và xuyên suốt trong hoạt động phòng thiết kế Đất Thành

Giá trị cốt lõi: Tỉ mỉ, chỉnh chu trong từng chi tiết, sản phẩm có chiều sâu kiến trúc là yêu cầu bắt buộc và xuyên suốt.