Thủ Tục Về Nhà Mới: 13 Việc Cần Làm Để Rước Về May Mắn, Bình An

(Xây Dựng Đất Thành) – Việc tìm hiểu thủ tục về nhà mới cần những gì để chuẩn bị cho tươm tất được người Việt đặc biệt quan tâm và coi trọng. Điều này thể hiện sự mong cầu cho khởi đầu cuộc sống mới với nhiều may mắn, thuận lợi, đồng thời cũng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ đối với tổ tiên.

Ngôi nhà mới mang tới hy vọng về sự khởi đầu mới

1. Thủ Tục Về Nhà Mới Cần Những Gì?

Nhà mới ở đây có thể là nhà mới xây hoặc mới mua, áp dụng chung cho cả nhà đất, chung cư. Thủ tục về nhà mới thường sẽ được thực hiện trước khi gia chủ chuyển về sinh sống.

Theo quan niệm lâu đời của người Việt, thủ tục dọn về nhà mới thường bao gồm những công việc sau:

Chọn Ngày Giờ Tốt Lành

Bước chọn ngày giờ đẹp được coi là thủ tục về nhà mới cần làm đầu tiên với ý nghĩa mang lại may mắn, xua đi những điều không hay cho chủ nhân. Một số gia đình vì nhiều lý do mà không chuyển về nhà mới ở ngay cũng có thể thực hiện thủ tục chuyển lấy ngày để không bỏ lỡ ngày giờ đẹp.

Khâu chọn ngày giờ chuyển nhà sẽ dựa trên tuổi của gia chủ và tính theo lịch âm, đồng thời, nên tránh các ngày sau:

  • Ngày Tam Nương (ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng)
  • Ngày Nguyệt kỵ (các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng)
  • Ngày Dương Công kỵ…

Ngày được chọn thường là ngày thuộc hành “Thủy”, tránh chọn ngày hành “Hỏa”. Bởi theo quan niệm phong thủy, thủy tức là nước, tượng trưng cho tài lộc phú quý, còn hỏa tức là lửa, đại diện cho các tai ương, điều không may.

Chọn được ngày tốt rồi, còn cần cả giờ đẹp và việc chuyển nhà nên hoàn thành trước buổi chiều hoặc trước 15h, không thực hiện vào ban đêm.

Ngày tốt được chọn theo lịch âm tùy vào tuổi gia chủ

Cúng Thần Linh, Thổ Địa

Người xưa quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá”, tức là mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản. Việc chuyển về nhà mới vì thế cũng cần có sự báo cáo để được chấp thuận, qua đó giúp cho mọi việc được yên ổn, thuận lợi.

Không những thế, khi còn ở nơi cũ, theo truyền thống, chúng ta có thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, thổ địa, thần tài nên khi di chuyển chỗ ở, cần cúng xin để chuyển họ đi cùng nhằm tiếp tục bảo vệ và phù trợ cho cuộc sống.

Xông, Tẩy Uế Ngôi Nhà

Đây cũng là một trong những thủ tục về nhà mới cần lưu ý. Mục đích của việc này là xua đi các loại côn trùng có hại, xua chướng khí, kể cả mùi sơn, vôi vữa và đón chào những điều tốt đẹp.

Nguyên liệu dùng để xông có thể là các loại rễ cây có mùi thơm, bột trầm hương hoặc hương liệu. Quá trình thực hiện cần mở rộng tất cả các cửa bao gồm cả cửa chính lẫn cửa sổ để khí xấu được đẩy ra.

Bạn có thể đem các nguyên liệu đốt trong siêu đất để khói có thể tỏa rộng khắp nơi. Lưu ý, những chỗ góc tối hoặc ẩm thấp cần xông kỹ hơn. Nguyên tắc xông là từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, kết hợp với dọn dẹp, lau rửa đồ đạc, tường sàn.

Tẩy uế, xông nhà cũng là bước cần làm trong thủ tục về nhà mới

Chiếu, Bếp Là Những Thứ Cần Chuyển Tới Đầu Tiên

Theo quan niệm của người Việt, thủ tục về nhà mới trước tiên là cần mang chiếu và bếp nấu tới. Hai đồ vật này tượng trưng cho hạnh phúc, sự no đủ và ấm áp. Đồng thời, bài vị cúng tổ tiên sau khi đã được làm lễ di chuyển, chủ nhà cũng nên tự tay mang tới nơi ở mới.

Nổi Lửa Và Mở Cho Nước Chảy

Nước và lửa hai hai yếu tố tượng trưng cho sự sống của con người, đồng thời cũng là biểu tượng của yên vui, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, gia chủ nên nổi lửa để nấu nướng hay đơn giản chỉ là nấu một ấm nước sôi. Đồng thời, có thể mở cho các vòi nước chảy nhỏ một lúc.

Những việc làm này thể hiện mơ ước cho một cuộc sống no đủ, dồi dào và đầm ấm, vạn sự như ý. Có thể bật quạt để không khí được lưu thông, thoáng đãng, nhưng lưu ý không chĩa hướng gió ra ngoài cửa chính.

Nổi lửa cho bếp – một trong những thủ tục về nhà mới

Có Thể Treo Chuông Gió, Đặc Biệt Là Chuông Kim Loại

Theo quan niệm phong thủy, chuông gió không chỉ là phương tiện để không khí có thể được luân chuyển trong ngôi nhà của bạn mà âm thanh trong trẻo, âm vực cao của kim loại còn có tác dụng trong xua tà ma, dịch bệnh. Cùng với đó, tiếng chuông gió âm vang có thể khiến cho tâm hồn con người thêm phấn chấn và vui tươi.

Kiểm Tra Xem Đồ Đạc Đã Đầy Đủ Chưa

Nếu tự tay vận chuyển, bạn có thể kiểm tra lại xem còn thiếu gì không. Nếu là thuê đơn vị vận chuyển, cần đánh dấu hoặc ghi chép các hộp đồ để dễ dàng tìm và sắp xếp, đồng thời có thể theo dõi được tình trạng của đồ đạc.

Kiểm Tra Công Tắc Điện, Nước, Kết Nối Các Thiết Bị

Các công tắc điện nước cần được kiểm tra, đánh giá tình trạng và hoạt động bởi đây là những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Cùng với đó, các thiết bị điện tử cũng rất dễ bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển nên cần được kiểm tra.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng ngay các thiết bị mà cần để ổn định một vài giờ.

Kiểm tra công tắc và kết nối các thiết bị điện tử

Kiểm Tra Cầu Chì, Cầu Dao, Hệ Thống Đường Ống Nước

Việc xác định rõ vị trí của cầu chì hoặc cầu dao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như chập điện.

Đồng thời, cần kiểm tra các vòi nước xem hoạt động của chúng có được bình thường hay không. Bạn có thể khóa tất cả các vòi nước trong một thời gian, sau đó theo dõi đồng hồ nước. Nếu các chỉ số có sự thay đổi, nhiều khả năng đường ống trong nhà đã bị rò rỉ.

Lập Kế Hoạch Tổng Vệ Sinh Cho Ngôi Nhà

Thủ tục dọn về nhà mới sẽ có rất nhiều công việc cần làm, nhiều đồ đạc cần sắp xếp. Chính vì vậy, gia chủ nên lập kế hoạch cụ thể xem việc nào nên làm trước, việc nào làm sau. Điều này không chỉ tránh bỏ sót công việc mà còn giúp phân bố thời gian một cách hợp lý, giảm mệt mỏi.

Dọn, sắp xếp đồ đạc tốn nhiều thời gian, công sức nên cần lập kế hoạch cụ thể

Thay Chìa Khóa Cửa

Đây cũng là một thủ tục về nhà mới quan trọng nhưng thường bị các gia đình bỏ qua. Không ai dám chắc rằng người lạ không có chìa khóa ngôi nhà của bạn. Ví dụ như quá trình thi công, một vài người thợ sẽ có chìa, hay người chủ cũ vẫn còn giữ. Vì thế, bạn cần thay chìa mới hoặc đổi mật khẩu vào cửa, tránh rủi ro.

Bảo Đảm Các Điều Kiện An Toàn Cho Con Trẻ

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, khi thực hiện các thủ tục chuyển về nhà mới, bạn nên kiểm tra cẩn thận để có thể loại bỏ các mối lo trong gia đình hoặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm, thương tích cho trẻ. Đồng thời, cẩn thận với các thiết bị điện, ổ cắm, có thể gắn đồ bảo vệ hoặc che thêm tấm chắn cầu thang,…

Tạo Bầu Không Khí Vui Vẻ

Cho dù việc thực hiện các thủ tục về nhà mới có thể mất nhiều thời gian, công sức và gây ra sự mệt mỏi, nhưng gia chủ và các thành viên nên giữ cho mình một nguồn năng lượng vui vẻ, tích cực và lạc quan. Quá trình dọn về nhà mới nên tránh nóng giận bởi điều này có thể báo hiệu cho một sự khởi đầu buồn bã, không thuận lợi.

2. Thủ Tục Cúng Về Nhà Mới Thực Hiện Như Thế Nào?

Trong các thủ tục về nhà mới thì thủ tục cúng nhập trạch là việc quan trọng cần làm. Đây là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, với ý nghĩa giúp cho gia chủ thêm yên tâm, đời sống gia đình êm ấm, tốt lành.

Ý Nghĩa Của Thủ Tục Nhập Trạch

Theo những quan niệm, niềm tin từ tín ngưỡng dân gian thì thủ tục về nhà mới (nhập trạch) rất quan trọng. Trong đó, xét về nghĩa của từ thì “nhập” là vào, “trạch” là nhà, mang ý nghĩa báo cáo để nhận được sự đồng ý của thổ địa cai quản ngôi nhà trước khi vào nhà mới.

Dù là dọn về ngay hay chỉ lấy ngày, các thủ tục và tiến trình thực hiện cũng đều cẩn thận và chi tiết như nhau. Chỉ khác là nếu để lấy ngày, bạn có thêm thời gian thu dọn, sắp xếp công việc, đồng thời, tạo tâm thế thoải mái và vẫn chọn được ngày đẹp để vào nhà.

Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Lễ Nhập Trạch

Như đã nói, khi về nhà mới, bếp và chiếu là hai đồ vật nên mang vào đầu tiên. Cùng với đó là gạo, đồ cúng như tiền, hoa quả, lễ lộc.

Ngày giờ để thực hiện lễ cúng nhập trạch cũng cần được xem trước. Khi đến giờ đẹp, gia chủ đặt mâm cúng, đích thân thắp hương và khấn vái để xin phép được chuyển vào nhà. Sau khi khấn xong, việc dọn, sắp xếp nhà cửa mới được thực hiện.

Cúng nhập trạch là một trong những thủ tục dọn về nhà mới

Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới Bao Gồm Những Gì?

Khi làm thủ tục về nhà mới, đối với mâm cúng nhập trạch, gia chủ cần chú ý chú ý chuẩn bị các lễ vật cúng như sau”

– Nên chuẩn bị ba phần gồm: thức ăn, hương hoa và ngũ quả. Tất cả những lễ vật này có thể được sắp vào chung một mâm hoặc chia thành 3 mâm tùy điều kiện thực tế.

– Nên lưu ý sự thành tâm là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là lễ vật nhiều. Do đó, tùy điều kiện riêng của mình mà chuẩn bị cho phù hợp.

– Các lễ vật có trong mâm cúng bao gồm:

  • Ngũ quả: Gọi là ngũ quả song không nhất thiết phải là 5 thứ quả khác nhau mà có thể chọn loại quả đặc trưng của mùa. Chỉ cần đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ, được bày biện cẩn thận.
  • Hương hoa: bạn nên chuẩn bị một bình hoa tươi, có thể là hoa hồng hay cúc vàng, ly. Chú ý, số lượng hoa nên là số lẻ. Cùng với đó, chuẩn bị thêm trầu cau, vàng mã, đèn nến, nhang, ba hũ nhỏ đựng gạo, muối và nước.
  • Mâm cơm: là mâm mặn hay mâm chay cũng tùy vào gia chủ. Nếu là mâm chay, có thể chuẩn bị các loại rau, xôi đậu, đậu hũ hoặc canh rau củ,… Nếu là mâm mặn, cần chuẩn bị gà luộc, thịt lợn luộc có thể để nguyên miếng, trứng luộc, tôm, xôi đậu hoặc xôi gấc, chè (có thể thay bằng cơm trắng hoặc cháo),… Bên cạnh đó, tùy điều kiện mà gia chủ có thể thêm, bớt hoặc đổi món một cách linh động.
  • Trầu cau: là lễ vật không thể thiếu. Bạn nên chọn những lá trầu tươi, lành lặn, cau thon đều, không sâu héo.
  • Một đĩa bánh kẹo
  • Gạo tẻ
  • Muối hạt sạch
  • Tiền vàng mã
Hình ảnh mâm cúng nhập trạch của một gia đình

Các Bước Thực Hiện Lễ Cúng Nhập Trạch

Lễ nhập trạch có thể được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:

  • Gia chủ đốt một lò than nhỏ rồi đặt nó ngay ở địa điểm cửa ra vào.
  • Chuẩn bị, bày biện đồ cúng lên mâm, sẵn sàng cho việc làm lễ.
  • Gia chủ cầm theo bài vị của gia tiên rồi bước qua lò than. Theo sau chủ nhà, các thành viên có thể lần lượt đi qua, trên tay cầm theo tiền lẻ hoặc hoa,…
  • Sau khi vào nhà, gia chủ sẽ tiến hành khai thông khí bằng việc mở tất cả các cánh cửa và bật điện.
  • Sau khi sắp xếp bàn thờ gia tiên cũng như thổ địa, thần tài, gia chủ có thể mang mâm cúng nhập trạch bày vào giữa nhà, hướng bày được lựa chọn căn cứ vào tuổi gia chủ.
  • Chủ nhà phải trực tiếp thắp hương, đọc văn khấn cũng như làm lễ. Các thành viên còn lại cùng thành tâm. (Bài văn khấn được nêu chi tiết ở phần 4 của bài viết).
  • Sau khi khấn xong, gia chủ bật bếp để nấu nước và pha trà với tâm niệm khai hỏa, mang lại sức sống mới.
  • Sau khi hương tàn, tiến hành hóa vàng rồi gia chủ lấy rượu để rưới lên tàn tro.
  • Lấy 3 hũ muối, nước, gạo nhỏ đã chuẩn bị sẵn đặt lên bàn ông công để nguyện cầu sự no đủ và đầm ấm.
  • Khi công việc đã hoàn thành, gia chủ có thể chuyển đồ đạc vào nhà và sắp xếp theo ý muốn.

4. Bài Văn Khấn Nhập Trạch Nhà Đầy Đủ Nhất

Dưới đây là bài văn khấn nhập trạch nhà chi tiết, đầy đủ nhất, gia chủ cần đọc văn khấn thần linh trước rồi văn khấn cáo yết gia tiên sau.

Nội Dung Văn Khấn Thần Linh:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Nội Dung Văn Khấn Cáo Yết Gia Tiên:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là:………..…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

úi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

4. Chuyển Tới Nhà Mới, Bạn Cần Lưu Ý Những Gì?

Từ xa xưa, cha ông ta đã truyền tai nhau một số điều được cho là cấm kỵ khi chuyển tới nhà mới nhằm đảm bảo cho gia chủ luôn được bình yên, tốt lành. Do đó, song song với việc tìm hiểu thủ tục về nhà mới, gia chủ cũng cần nắm bắt một số lưu ý và điều cấm kỵ sau:

  • Nếu đã chọn được ngày giờ tốt thì không được bỏ lỡ dù cho công việc bận rộn tới đâu chăng nữa. Đồng thời, việc chuyển tới nơi mới không được thực hiện vào buổi tối.
  • Phụ nữ mang thai không nên tham gia dọn dẹp, không chỉ là liên quan tới quan niệm về phong thủy mà trong quá trình dọn nhà, có rất nhiều đồ đạc vướng víu và nhiều rủi ro có thể xảy tới.
  • Khi chỉ chuyển tới để lấy ngày chứ không ở ngay, gia chủ vẫn nên ngủ lại ở ngôi nhà mới trong đêm đầu tiên chuyển tới.
  • Quá trình chuyển và sắp xếp đồ đạc nên tránh xảy ra đổ vỡ. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra bạn cũng không quá lo lắng, tránh dẫn tới cãi vã, to tiếng.
    Việc tiếp đón nhiều khách khứa trong ngày làm lễ nhập trạch là điều nên tránh bởi có thể kinh động tới tổ tiên. Tốt nhất là chỉ nên có sự hiện diện của các thành viên trong gia đình hoặc họ hàng thân thiết đến để giúp dọn nhà.
  • Một số ý kiến cho rằng có thể dùng muối hạt để rắc vào các góc, xó nhà và các phòng. Sau khoảng 24 tiếng thì bạn quét và hót chúng đi. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc chuyển tới ngôi nhà mua lại của người khác bởi muối có thể hấp thụ hết năng lượng xấu của người chủ cũ.
Thủ tục về nhà mới sẽ suôn sẻ nếu bạn lên kế hoạch kỹ lưỡng

Chuyển nhà mang tới niềm hy vọng cho một sự khởi đầu mới. Việc quan tâm, tìm hiểu và thực hiện cẩn thận các thủ tục về nhà mới vì thế nên được coi trọng. Tuy nhiên, những thông tin được Xây Dựng Đất Thành chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, gia chủ có thể tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia phong thủy để có được sự an tâm khi dọn về nhà mới.

——————-
CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực TƯ VẤN – THIẾT KẾ, THI CÔNG XÂY DỰNG và SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ VƯỜN, CAFE tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.
Với Phương Châm: Tỉ mỉ, chỉnh chu trong từng chi tiết, sản phẩm có chiều sâu kiến trúc là yêu cầu bắt buộc và xuyên suốt trong hoạt động phòng thiết kế Đất Thành
——————-
📌 Trụ sở chính: 162/117, Đường Nguyễn Văn Khối, P.9, Q. Gò Vấp, HCM.
▪️ CN1: Lô 135, D.27, Khu TĐC Lộc An – Bình Sơn, Đồng Nai.
▪️ Xưởng SX1: Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
▪️ Xưởng SX2: Đường Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, HCM
☎️ Hotline: 0921.933.933 – 0938.102.868
🌐 Website: https://datthanhcons.vn/
🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@XayDungDatThanh/videos
✉️Email: info@datthanhcons.vn
#Xây_dựng_Đất_Thành #tư_vấn_thiết_kế #Thi_công_xây_dựng #sản_xuất_lắp_đặt_nội_thất #thi_công_nhà_phố #thi_công_biệt_thự #thi_công_lâu_đài #thi_công_khách_sạn #thi_công_văn_phòng #thi_công_nhà_vườn