Phong cách thiết kế Đông Dương kiến tạo không gian sống khác biệt
(Xây Dựng Đất Thành) – Trong những năm trở lại đây, phong cách thiết kế Đông Dương đã trở thành xu hướng được ưa chuộng hàng đầu. Mang trong mình sự hài hoà giữa nét sang trọng phương Tây và vẻ đẹp hoài cổ Á Đông, lối kiến trúc này hứa hẹn sẽ mở ra không gian sống độc đáo, nhã nhặn và đầy tinh tế.
Tổng quan về phong cách thiết kế Đông Dương
Định nghĩa phong cách thiết kế Đông Dương
Trả lời cho câu hỏi: “Phong cách thiết kế Đông Dương là gì?”, phong cách thiết kế Đông Dương (tên Tiếng Anh: Indochine Style) đã chính thức du nhập vào thị trường Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc. Mang đậm hơi thở của “đất nước hình lục lăng”, kết hợp với vẻ đẹp truyền thống, hoài cổ trong kiến trúc Việt, đây được xem như bản giao hưởng hoàn mỹ của nghệ thuật thời đại.
Ở Việt Nam, kiến trúc nội thất mang phong cách Đông Dương chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hoá Trung Quốc. Bởi lẽ, xét trên phương diện lịch sử nước nhà, Việt Nam từng trải qua hơn 1000 năm đô hộ của Trung Quốc, do đó, phần nào văn hoá và lối kiến trúc, thiết kế cũng pha trộn những dấu ấn của đất nước này.
Nguồn gốc của phong cách thiết kế Đông Dương
Nguồn gốc của phong cách thiết kế Đông Dương phải kể đến nguồn cảm hứng từ bán đảo Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Thời điểm xuất hiện vào khoảng những năm 1893-1954, khi Pháp bắt đầu tổng tiến công xâm chiếm khu vực Đông Nam Á, giáo sư Mỹ thuật Ernest Hébrard là những người đầu tiên sáng tạo và đặt nền móng cho phong cách độc đáo này.
Không chỉ thổi hồn, làm phong phú kiến trúc nước nhà, thiết kế nhà theo phong cách Đông Dương còn góp phần giữ gìn tinh hoa văn hóa qua những minh chứng cụ thể như Dinh Độc Lập, Nhà Hát Lớn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,… Khách hàng cũng có thể chiêm ngưỡng một vài thiết kế Indochine nổi bật tại các khách sạn, resort danh tiếng hàng đầu như InterContinental Đà Nẵng hay JW Marriott.
Phong cách thiết kế Đông Dương phù hợp với đối tượng nào?
Phong cách thiết kế Đông Dương mang đến vẻ đẹp mộc mạc, hiện đại với những nội thất cơ bản, đồng thời được tô điểm thêm bằng dấu ấn cổ điển của trời Tây. Điều này tưởng chừng như trái ngược nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo, làm tăng tính thẩm mỹ, độc đáo cho ngôi nhà.
Thực tế cho thấy, phong cách Đông Dương không đòi hỏi thiết kế cầu kỳ, màu sắc, họa tiết quá nổi bật, giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí thiết kế. Các vật liệu sử dụng trong công trình cũng có độ bền cao, phù hợp với khí hậu và lối sống của người Việt.
Bởi vậy, lối kiến trúc Đông Dương sẽ phù hợp với đại đa số những người dân Việt Nam yêu thích truyền thống dân tộc và mong muốn có một không gian sinh hoạt đầy mới mẻ.
Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói TPHCM 2023 mới nhất và chi tiết
Đặc điểm của phong cách thiết kế Đông Dương trong thiết kế nội thất
Trước khi có sự xuất hiện của phong cách Đông Dương, các công trình tại Việt Nam thường xây dựng theo nền tảng của phong cách Neo-Classic – được xem là thuần chất phương Tây. Không lâu sau, phong cách Indochine đã mang đến làn gió mới với những nét đặc trưng khác biệt, phù hợp hơn với đất nước và con người Việt Nam.
Chất liệu đồ nội thất
Để phù hợp hơn với khí hậu cũng như thẩm mỹ của người Việt, phong cách Đông Dương cũng được biến hóa và sử dụng chủ yếu những chất liệu như gỗ, mây, tre, gạch.
– Gỗ: Là vật liệu quen thuộc trong thiết kế nhà ở, có tính mộc mạc, tự nhiên. Trong phong cách thiết kế Đông Dương, gỗ sẽ được sơn thêm một lớp sơn màu đen, nhằm tạo ra sức hút hoài cổ khi kết hợp với đồ vật trang trí như giỏ mây, ghế mây. Các chất liệu gỗ được tận dụng để ốp sàn nhà, trần nhà, hay trong các đồ dùng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, cửa ,..
– Tre, mây: Thường được sử dụng làm tấm vách ngăn, hoặc đồ dùng trang trí trên ghế, tủ, hoặc bàn trà,… Đồng thời, đây là những vật liệu có độ bền cao, chống mối mọt khá tốt nên được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Bên cạnh đó, việc bày trí các sản phẩm từ tre, mây trong nhà sẽ tạo cảm giác mềm mại cho không gian, đồng thời gợi liên tưởng đến hình ảnh thôn quê của Việt Nam xưa.
– Gạch bông, gạch nung: Dễ thấy trong thiết kế nhà ở mang phong cách Đông Dương là những sàn gạch họa tiết, tạo nên vẻ đẹp tinh tế, khác biệt. Ngoài ra, sàn gạch bông hoặc gạch nung cũng góp phần làm mát không gian trong những ngày hè oi bức.
Màu sắc chủ đạo
Thiết kế nhà theo phong cách Đông Dương thường được ưa chuộng các màu sắc trung tính như: vàng nhạt, vàng kem, trắng, nâu, đen,…. Dựa theo mô phỏng của cung đình vua chúa trước đây, những màu sắc này vừa thể hiện sự quyền quý, vương giả, quyền lực, vừa giúp cho không gian trở nên hút mắt hơn.
Đặc biệt, những màu sắc mang hơi hướng thiên nhiên như xanh dương, xanh ngọc hay xanh lá cây cũng là điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà.
Hoa văn, hoạ tiết trang trí
Có thể thấy được vẻ đẹp giao thoa của hai nền văn hoá phương Tây và phương Đông thông qua các hoa văn trang trí từ thời Đông Sơn trong phong cách kiến trúc này. Hoạ tiết tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng), hoạ tiết kỷ hà, hoạ tiết mắc lưới, hoa sen, hoa lá cây,… được ứng dụng rộng rãi và trở thành điểm đặc trưng không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương.
– Hoạ tiết hình chữ nhật: mang đến những đường nét hiền hòa, đơn giản và thường được nằm gọn trong một hình khối nhất định hoặc tự do theo ý thích của gia chủ. Các đồ vật trang trí hình chữ nhật hiện được sử dụng rộng rãi và chịu sự ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc.
– Hoạ tiết kỷ hà hay còn được hiểu là hoạ tiết mắc lưới, thường có hình tam giác hoặc hình chữ nhân với độ dài khác nhau, tạo nên nét chấm phá, làm tăng sự sinh động cho ngôi nhà.
– Hoạ tiết tĩnh vật: như trái châu và bát bửu.
– Hoạ tiết hoa lá, quả, cây lá: được chia thành Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, là biểu tượng Tứ Quý của 4 mùa.
– Hoạ tiết hình thú: khi kết hợp với hoạ tiết hình chữ, hồi văn, kỷ hà sẽ đem đến sự may mắn, tài lộc cho gia chủ – xét trên quan niệm phong thủy. Trong đó, hoạ tiết Long – Ly – Quy – Phượng hay còn gọi là Tứ Linh được sử dụng nhiều nhất.
Trang trí nội thất bằng tượng truyền thống
Để tạo những điểm nhấn cho không gian, thể hiện nét đặc sắc của văn hoá bản địa, khi thiết kế nhà theo phong cách Đông Dương, gia chủ nên tham khảo đặt những phù điêu, biểu tượng như: tượng Phật, hoa sen, hoa cúc, tứ linh, con giống, con rối, bồ đề.. Điều này vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho văn hoá Việt, vừa làm gia tăng yếu tố thẩm mỹ cho không gian sống.
Phong cách thiết kế Đông Dương trong cuộc sống hiện đại
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng có xu hướng hoài niệm về những vẻ đẹp xưa cũ. Đây cũng là lý do giải thích cho sự thịnh hành của phong cách Đông Dương trong thế giới hiện đại ngày nay.
Dưới đây là một số loại hình xây dựng phổ biến được ứng dụng phong cách thiết kế Đông Dương.
Biệt thự sang trọng mang phong cách Đông Dương
Kiến trúc, nội thất của các căn biệt thự được thiết kế theo phong cách Đông Dương luôn mang đến vẻ sang trọng, đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu về một không gian sống khác biệt, giúp các chủ nhân tinh hoa khẳng định dấu ấn cá nhân.
Shophouse với điểm nhấn phong cách thiết kế Đông Dương
Shophouse là loại hình bất động sản linh hoạt khi vừa có thể kinh doanh, vừa được tận dụng làm nhà ở. Dù phục vụ cho mục đích nào, phong cách kiến trúc Đông Dương đều tạo nên dấu ấn độc đáo và đặc sắc.
Homestay mang đậm bản sắc truyền thống theo phong cách thiết kế Đông Dương
Phong cách Đông Dương đang được xem là xu hướng thiết kế hàng đầu trong các khách sạn và homestay nhờ những giá trị thẩm mỹ tinh tế và lạ mắt.
Với những khách hàng luôn muốn khám phá cảm giác mới lạ cũng như trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp, việc ứng dụng phong cách Đông Dương kết hợp với những vật dụng trang trí mang hơi thở hiện đại chắc chắn sẽ “hạ gục” họ ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Căn hộ đẳng cấp theo phong cách thiết kế Đông Dương
Phong cách Đông Dương mang nét đẹp truyền thống nhưng cũng rất ấm cúng, hiện đại, tạo cảm giác gần gũi, phù hợp với không gian không quá lớn của các căn hộ chung cư.
Gợi ý cách trang trí nội thất theo phong cách thiết kế Đông Dương
Phòng khách theo phong cách thiết kế Đông Dương
Thiết kế nội thất phòng khách luôn được đánh giá như bộ mặt đại diện của cả căn nhà. Bởi vậy, sự giao thoa giữa vẻ độc đáo, sang trọng của kiến trúc Pháp với thiết kế mộc mạc của Việt Nam sẽ tạo nên không gian phòng khách vô cùng ấn tượng, thể hiện gu thẩm mỹ thời thượng của gia chủ.
Phòng ngủ theo phong cách thiết kế Đông Dương
Để tạo ra không gian nghỉ ngơi thư thái, dễ chịu cho gia chủ, phong cách thiết kế Đông Dương với những màu sắc nhẹ nhàng như kem, trắng, xanh hoặc gỗ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhờ đó, thiết kế phòng ngủ riêng tư sẽ trở nên ấm cúng và lý tưởng hơn bao giờ hết.
Phòng bếp theo phong cách thiết kế Đông Dương
Những phòng bếp mang phong cách Đông Dương có thể sử dụng gạch bông lát nền, với hoa văn nổi bật, đa dạng. Điểm mạnh của loại gạch này là khả năng dễ lau chùi, không lo vấy bẩn, giúp gia chủ dễ dàng vệ sinh sau khi nấu nướng.
Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng khách hàng đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế Đông Dương để có thể tự tay tân trang cho ngôi nhà của mình thêm phần sinh động, đặc sắc.
——————-
CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói, uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực: – TƯ VẤN – THIẾT KẾ. – THI CÔNG XÂY DỰNG – SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ HÀNG, HOMESTAY, CAFE… tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.
——————-
📌 Trụ sở chính: 162/117, Đường Nguyễn Văn Khối, P.9, Q. Gò Vấp, HCM.
▪️ CN1: Lô 135, D.27, Khu TĐC Lộc An – Bình Sơn, Đồng Nai.
▪️ Xưởng SX1: Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
▪️ Xưởng SX2: Đường Kênh Trung Ương, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, HCM
☎️ Hotline: 0921.933.933 – 0938.102.868
🌐 Website: https://datthanhcons.vn/
📃 Fanpage: Facebook.com/xaydungdatthanh/
🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@XayDungDatThanh/videos
✉️Email: info@datthanhcons.vn
#Xây_dựng_Đất_Thành #tư_vấn_thiết_kế #Thi_công_xây_dựng #sản_xuất_lắp_đặt_nội_thất #thi_công_nhà_phố #thi_công_biệt_thự #thi_công_lâu_đài #thi_công_khách_sạn #thi_công_văn_phòng #thi_công_nhà_vườn #xây_nhà_trọn_gói_hồ_chí_minh #xây_nhà_trọn_gói_gò_vấp #xây_nhà_trọn_gói_quận_1 #xây_nhà_trọn_gói_quận_2 #xây_nhà_trọn_gói_quận_3 #xây_nhà_trọn_gói_quận_4 #xây_nhà_trọn_gói_quận_5 #xây_nhà_trọn_gói_quận_6 #xây_nhà_trọn_gói_quận_7 #xây_nhà_trọn_gói_quận_8 #xây_nhà_trọn_gói_quận_9 #xây_nhà_trọn_gói_quận_10 #xây_nhà_trọn_gói_quận_11 #xây_nhà_trọn_gói_quận_12 #xây_nhà_trọn_gói_quận_phú_nhuận #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_phú #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_bình #xây_nhà_trọn_gói_quận_hóc_môn #xây_nhà_trọn_gói_quận_củ_chi #xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_chánh #xây_nhà_trọn_gói_tiền_giang #xây_nhà_trọn_gói_quận_đồng_nai #xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_tân