Phong cách thiết kế chiết trung (Eclectic) có gì đặc biệt?
(Xây Dựng Đất Thành) – Trường phái nghệ thuật chiết trung bắt đầu từ thập niên 1920 ở Paris và không ngừng tạo nên sức ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, nghệ thuật đến cả kiến trúc, thiết kế. Ngày nay, phong cách nội thất chiết trung (Eclectic) đang dần khẳng định lối đi riêng, độc đáo và không thể nhầm lẫn.
Phong cách nội thất chiết trung (Eclectic) là gì?
Hai từ “chiết trung” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, mang hàm ý là “sự lựa chọn”. Chúng được tạo ra bởi những vị triết gia Hy Lạp xưa, nhận thấy bản thân không phù hợp với duy nhất một hệ tư tưởng nào, từ đó, tự hình thành nên một hệ thống mới phù hợp hơn.
Phát triển từ cốt lõi đó, trong kiến trúc, phong cách nội thất chiết trung (Eclectic) đại diện cho sự trung hòa và bình đẳng, không bị bó buộc bởi bất cứ giới hạn thẩm mỹ nào. Đặc biệt, lối thiết kế này không tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn, kết hợp cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, giữa xa hoa và tối giản, giữa quyền quý và mộc mạc. Phong cách này khuyến khích gia chủ thỏa sức sáng tạo, kết hợp những nét đẹp mà họ yêu thích, trực tiếp thể hiện “cái tôi” cá nhân riêng biệt.
Phong cách này ra đời vào nửa sau thế kỉ 19 – giai đoạn mà các nền văn hóa có sự giao thoa mạnh mẽ. Trang trí nhà ở theo phong cách chiết trung dần trở nên hưng thịnh vào giữa thế kỷ 19 và 20, bởi nó cho phép các nghệ sĩ tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa cái mới và cũ.
Tuy mang xu hướng tự do, nhưng gia chủ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc kết hợp nhất định, tránh làm mất đi những nét đẹp riêng trong từng phong cách, gây tình trạng rối rắm, không hài hòa.
Có thể nói, phối hợp sao cho vừa giữ được sự hài hòa giữa các phong cách, vừa thể hiện được cá tính của gia chủ chính là điểm hấp dẫn của phong cách thiết kế chiết trung. Tuy nhiên, đây cũng chính là những thách thức đòi hỏi gia chủ phải đầu tư và tập trung kỹ lưỡng cho thiết kế của mình.
Phong cách nội thất chiết trung (Eclectic) phù hợp với không gian nào?
Phong cách thiết kế nội thất chiết trung (Eclectic) phù hợp với một căn hộ ấm cúng, nơi gia chủ muốn chứa đầy những vật dụng mang đậm tính cá nhân như quà tặng, đồ dùng lưu niệm, tác phẩm nghệ thuật yêu thích,…
Một số văn phòng – thường là công ty du lịch, đơn vị tổ chức sự kiện, công ty quảng cáo hoặc studio thiết kế cũng ưa chuộng sự tự do, sáng tạo và độc đáo mang phong cách Eclectic.
Ngoài ra, các khách sạn, homestay cũng vận dụng lối thiết kế này để tạo ra một không gian ấm cúng, giúp khách hàng thư giãn và tạm quên đi những mệt mỏi hàng ngày.
Đặc trưng phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
- Sự cân bằng
Việc cân bằng về kích thước, tỷ lệ, bố cục là yếu tố chủ chốt, quyết định sự thành bại trong quá trình áp dụng phong cách nội thất chiết trung (Eclectic).
Mỗi chi tiết trong tổng thể không gian đều có sự khác biệt riêng. Song, để chúng không quá mờ nhạt hoặc quá nổi trội, lấn át, phong cách thiết kế này đòi hỏi một sự cân bằng nhất định, biến mọi yếu tố trở nên mới lạ nhưng vẫn giữ được sự hòa hợp.
- Tính lặp lại
Sự lặp lại về hình dáng, màu sắc, hình ảnh là một trong những điểm nhấn đặc sắc làm nổi bật phong cách chiết trung. Điều này cũng góp phần tạo ra nét tương đồng trong thiết kế, dẫn đến tính chất cân bằng cần thiết.
- Màu sắc chủ đạo
Như chính định nghĩa về phong cách thiết kế chiết trung, màu sắc nội thất không cần tuân theo một luật lệ nhất định. Gia chủ sẽ tự do thiết kế và toàn quyền sử dụng những gam màu mình mong muốn. Tuy nhiên, để căn hộ giữ được tính thẩm mỹ và toát lên chiều sâu trong phong cách, gia chủ nên sử dụng một vài màu sắc họa tiết yêu thích, hình thành không gian có chủ đề, tránh gây phản tác dụng.
- Chất liệu nội thất
Cũng giống như màu sắc, chất liệu được sử dụng trong phong cách chiết trung rất đa dạng, phong phú và gần như không có giới hạn. Đây chính là lợi thế cho gia chủ khi bắt đầu lên ý tưởng thiết kế cho căn hộ của mình. Chủ nhà có thể thoải mái sáng tạo, lựa chọn chất liệu mong muốn và sử dụng chúng một cách linh hoạt trong không gian sống.
- Điểm nhấn
Trong phong cách nội thất chiết trung, điểm nhấn được hình thành từ sự khác biệt. Đó có thể là một món đồ nội thất, một bức tượng, tấm thảm trải sàn hay một bức tranh trừu tượng,… Đặc biệt, màu sắc cũng có thể trở thành nét chấm phá trong phong cách đầy tự do này.
Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói TPHCM 2023 mới nhất và chi tiết
Cách bày trí không gian theo phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
Phòng khách theo phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
Hiểu được tinh thần của phong cách chiết trung nhưng không phải ai cũng có thể ứng dụng chúng hợp lý. Đây là phong cách tôn trọng sự sáng tạo, tuy nhiên việc lựa chọn đồ đạc, màu sắc của các vật dụng cũng cần được tính toán cẩn thận. Ví dụ như màu sắc hay chất liệu của ghế sofa phải có nét đồng điệu với rèm cửa hay thảm trải sàn để tạo nên sự đồng nhất cho không gian phòng khách.
Bên cạnh đó, thiết kế nội thất theo phong cách chiết trung (Eclectic) cho phép chủ nhà tự do chọn lựa hình dáng, kích thước của nội thất như tủ, ghế sofa, bàn trà,… và sắp xếp chúng theo sở thích. Gia chủ có thể bày trí đan xen giữa không gian phương Tây và phương Đông, cổ điển và hiện đại,… miễn là có sự hài hòa và đáp ứng mong muốn cá nhân.
Phòng ngủ theo phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
Phòng ngủ vốn là không gian riêng tư, nơi gia chủ thoải mái thể hiện cá tính và lối sống riêng; đồng thời tối ưu tính đa dạng và độc đáo trong cách kết hợp màu sắc, chất liệu và họa tiết của phong cách chiết trung. Dưới đây là một số mẫu phòng ngủ theo phong cách nội thất chiết trung mà gia chủ có thể tham khảo:
1. Tác phẩm nghệ thuật đóng khung màu đỏ tạo điểm nhấn bắt mắt, bổ sung một tấm thảm tua rua trải trên thành giường:
2. Gia chủ cũng có thể kết hợp hài hòa giữa tường gạch đỏ và sàn gỗ cứng, mang lại cảm giác ấm áp nhưng không kém phần phóng khoáng:
3. Phòng ngủ theo phong cách nội thất chiết trung với tone màu xanh dịu mát, điểm nhấn là chiếc đèn chùm tạo hình bông tuyết trắng muốt lộng lẫy:
4. Mẫu phòng ngủ nhỏ theo phong cách chiết trung, sử dụng chất liệu gỗ chủ đạo với những đồ dùng nội thất cơ bản:
Nhà bếp theo phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
Nhà bếp theo phong cách chiết trung không có nét đặc trưng cụ thể về màu sắc hay quy tắc chọn lựa đồ nội thất cố định. Gia chủ có thể thoải mái bày trí không gian nấu nướng để tạo nguồn cảm hứng cho những món ăn ngon miệng.
Khác với những nhà bếp hiện đại, phong cách chiết trung hạn chế dùng các loại tủ khép kín, thay vào đó là kệ treo mở thể hiện sự tự do, phóng khoáng.
Phòng tắm theo phong cách nội thất chiết trung (Eclectic)
Sẽ thật tuyệt vời khi gia chủ được thư giãn trong không gian phòng tắm dễ chịu, thoải mái, đắm mình dưới làn nước mát lịm sau một ngày làm việc căng thẳng.
Cùng tham khảo một số gợi ý thiết kế phòng tắm theo phong cách chiết trung dưới đây:
Phong cách nội thất chiết trung (Eclectic) để cao sức sáng tạo và sự tự do, kết hợp ngẫu hứng các chi tiết song vẫn đảm bảo một tổng thể hài hòa, thống nhất. Chính sự độc đáo này đã hấp dẫn không ít gia chủ có gu, mong muốn được thể hiện cái tôi trong không gian sống. Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp gia chủ nắm được những nguyên tắc cơ bản trong cách bày trí cũng như khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho riêng mình.
——————-
CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói, uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực: – TƯ VẤN – THIẾT KẾ. – THI CÔNG XÂY DỰNG – SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ HÀNG, HOMESTAY, CAFE… tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.
——————-
📌 Trụ sở chính: 162/117, Đường Nguyễn Văn Khối, P.9, Q. Gò Vấp, HCM.
▪️ CN1: Lô 135, D.27, Khu TĐC Lộc An – Bình Sơn, Đồng Nai.
▪️ Xưởng SX1: Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
▪️ Xưởng SX2: Đường Kênh Trung Ương, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, HCM
☎️ Hotline: 0921.933.933 – 0938.102.868
🌐 Website: https://datthanhcons.vn/
📃 Fanpage: Facebook.com/xaydungdatthanh/
🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@XayDungDatThanh/videos
✉️Email: info@datthanhcons.vn
#Xây_dựng_Đất_Thành #tư_vấn_thiết_kế #Thi_công_xây_dựng #sản_xuất_lắp_đặt_nội_thất #thi_công_nhà_phố #thi_công_biệt_thự #thi_công_lâu_đài #thi_công_khách_sạn #thi_công_văn_phòng #thi_công_nhà_vườn #xây_nhà_trọn_gói_hồ_chí_minh #xây_nhà_trọn_gói_gò_vấp #xây_nhà_trọn_gói_quận_1 #xây_nhà_trọn_gói_quận_2 #xây_nhà_trọn_gói_quận_3 #xây_nhà_trọn_gói_quận_4 #xây_nhà_trọn_gói_quận_5 #xây_nhà_trọn_gói_quận_6 #xây_nhà_trọn_gói_quận_7 #xây_nhà_trọn_gói_quận_8 #xây_nhà_trọn_gói_quận_9 #xây_nhà_trọn_gói_quận_10 #xây_nhà_trọn_gói_quận_11 #xây_nhà_trọn_gói_quận_12 #xây_nhà_trọn_gói_quận_phú_nhuận #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_phú #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_bình #xây_nhà_trọn_gói_quận_hóc_môn #xây_nhà_trọn_gói_quận_củ_chi #xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_chánh #xây_nhà_trọn_gói_tiền_giang #xây_nhà_trọn_gói_quận_đồng_nai #xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_tân