Kiến Trúc Đông Dương Là Gì? Kiến Trúc Đông Dương Trong Thiết Kế Nội Thất 2023
(Xây Dựng Đất Thành) – Kiến trúc Đông Dương du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc (năm 1887-1954). Phong cách kiến trúc này là sự giao thoa giữa kiến trúc Việt Nam và Pháp. Gần đây, kiến trúc Đông Dương cũng dần quay trở lại trong các thiết kế nội thất và kiến trúc nước ta. Vậy kiến trúc Đông Dương là gì? Làm sao để sở hữu một căn nhà mang đậm phong cách kiến trúc này? Cùng Xây Dựng Đất Thành tìm hiểu trong bài viết sau.
Kiến Trúc Đông Dương Là Gì?
Phong cách kiến trúc Đông Dương còn có tên gọi khác là Indochine Style. Trong tiếng Pháp, Indochine nghĩa là Đông Dương. Phong cách kiến trúc này được người Pháp đưa vào công trình kiến trúc Việt Nam kể từ thời Pháp thuộc. Nó cũng được xem là sự giao thoa hài hòa giữa nền văn hóa Việt Nam và Pháp.
Kiến trúc Đông Dương còn cho thấy được cái hồn, cái tinh tế của công trình, thể hiện những nét tinh hoa, bản sắc văn hóa và lịch sử của nó. Tất cả đều mang đậm nét hoài cổ, đặc sắc.
Ngày nay, phong cách kiến trúc Đông Dương lại một lần nữa trở nên thịnh hành trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất nhà ở, đặc biệt là biệt thự, nhà phố thương mại, hoặc căn hộ chung cư.
Đông Dương Gồm Những Nước Nào?
Bán đảo Đông Dương gồm các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia bán đảo. Đây là bán đảo lớn thứ 03 của thế giới. Diện tích khoảng 2,151 triệu km2, chiếm khoảng 46% diện tích của toàn Đông Nam Á. Đường bờ biển dài hơn 11.700 kilômét và xuất hiện nhiều vịnh, cảng trọng yếu. Địa thế phía bắc cao cao hơn phía nam.
Bán đảo Đông Dương nằm giữa á lục địa Ấn Độ và Trung Quốc. Có phía tây giáp với vịnh Bengal, biển Andaman và eo biển Malacca, phía đông giáp với biển Đông của Thái Bình Dương. Bán đảo Đông Dương còn được xem là cây cầu nối giữa khu vực Đông Á và quần đảo Mã Lai.
Các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương cũng đang thu hút đông đảo khách du lịch, bởi môi trường tự nhiên đẹp, thời tiết dễ chịu, lại có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, văn hóa ẩm thực đặc sắc,… Tất cả đã tạo nên tiền đề vững chắc cho sự phát triển ngành du lịch nơi đây.
Phong Cách Indochine Có Đặc Điểm Gì?
Kỹ Thuật – Vật Liệu Xây Dựng
Kiến trúc Đông Dương sử dụng chất liệu và kỹ thuật mới. Hệ khung bằng bê tông cốt thép, nên có khả năng chịu lực rất cao. Phần khung với chất liệu từ thép tiền chế, sành sứ đa màu. Ngói từ chất liệu đá xám chẻ (gọi là ngói ardoise) cùng gạch họa tiết caro. Một số chi tiết hiện đại cũng được ứng dụng trong kiến trúc Đông Dương như: bóng đèn điện, cột thu lôi, cổng sắt uốn,…
Giải Pháp Kiến Trúc
- Sự thông thoáng, cách nhiệt đã được đưa vào thiết kế kiến trúc để phù hợp với khí hậu Việt Nam: bố trí nhiều dãy hành lang, dàn pergola rộng và dọc theo công trình.
- Phần tường gần với trần nhà lắp lam gió để thông thoáng hơn, tận dụng ánh sáng thiên nhiên tốt nhất.
- Giếng trời, tiểu cảnh hoặc sân trong được thiết kế vừa mang lại sự thông thoáng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Hầu hết các công trình kiến trúc Đông Dương đều có khuôn viên rộng phía trong
- Kiến trúc Đông Dương cũng nhấn mạnh về hình khối lập thể, bố cục tự do, không gò bó vào chi tiết đối xứng, đường nét kiến trúc ngang bằng sổ thẳng,những góc vuông cụ thể được nhấn mạnh. Thiết kế kỹ lưỡng trong từng chi tiết.
Hệ Mái Khác Biệt
Thiết kế mái bằng và mái ngói được sử dụng nhiều trong kiến trúc Đông Dương. Mái ngói luôn nhô ra để có thể che mưa nắng tốt nhất. Các sênô thu nước bố trí nằm dọc phần mái. Một số công trình kiến trúc có phần mái vút cong ở góc, phần góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống, hoa văn trang trí trên đỉnh mái và tại góc cong của mái.
Hệ Cửa Cao Và Dày
Cửa sổ bố trí tương đối nhiều và cao để gia tăng sự thông thoáng. Trong kiến trúc Đông Dương, cửa được bố trí khá nhiều trên tường. Phổ biến nhất là kiểu cửa lá sách, thiết kế này đảm bảo cho gió vào trong không gian dễ dàng hơn, ngay cả khi cửa đóng kín.
Kiến Trúc Đông Dương Trong Thiết Kế Nội Thất 2023
Phong cách kiến trúc Đông Dương là một phong cách thiết kế nội thất đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế kiến trúc nhà ở. Ngoài nhấn mạnh nền văn hóa, những ngôi nhà với kiến trúc Đông Dương còn mang đến vẻ đẹp giản dị và tinh tế. Sau đây là những đặc trưng của phong cách kiến trúc này.
Màu Sắc Chủ Đạo Trong Phong Cách Indochine
- Các gam màu trung tính rất được ưa chuộng trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương: màu vàng nhạt, vàng kem trắng, màu nâu, đen.
- Những tone màu vàng cam, đỏ, xanh nhạt cũng thường xuyên được sử dụng để tạo nên điểm nhấn riêng biệt ấn tượng cho phong cách kiến trúc.
- Bên cạnh đó, những màu sắc tự nhiên của gỗ, tre, nứa,… cũng hay được sử dụng trong phong cách này.
Chất Liệu Sử Dụng Trong Phong Cách Thiết Kế Đông Dương
- Chất liệu gỗ: Đặc tính là bền, chắc, mềm và có thể khắc hoa văn, uốn cong, dễ dàng ứng dụng trong thiết kế nội thất, trang trí trần nhà, tường, sàn nhà… Do đó, gỗ tự nhiên rất dễ thấy trong các trang trí và thiết kếnội thất theo phòng cách Đông Dương. Bên cạnh đó, các chi tiết khác như phù điêu, tượng tròn… cũng đều được làm bằng gỗ.
- Chất liệu tre: Trước kia, chất liệu này dùng nhiều trong thiết kế nội thất. Hiện nay, tre trở thành vật liệu trang trí tạo điểm nhấn cho những ngôi nhà cao cấp mang phong cách Indochine.
- Chất liệu gạch: Gạch bông, gạch nung được sử dụng nhiều, chất liệu này cũng tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho không gian.
Nội Thất
- Nội thất bằng gỗ (sập gụ, phản, tủ chè, bình phong….) đều mang những nét đặc trưng và không thể bị mai một của người Việt khi trang trí nhà cửa.
- Bên cạnh đó thì vẫn kết hợp đồ nội thất hiện đại như quạt trần, đèn chụp, đồng hồ quả lắc,…để tạo thêm điểm nhấn.
- Nội thất theo phong cách Đông Dương đều mang yếu tố tối giản hoa văn họa tiết, điểm nhấn đơn giản trong thiết kế mang đến nét đẹp hiện đại và thông thoáng hơn.
Hoa Văn, Họa Tiết
Những hoa văn, họa tiết được xem là một trong những “dấu hiệu đặc trưng” để ta nhận diện kiến trúc Đông Dương.
Họa tiết, hoa văn đã xuất hiện từ thời Đông Sơn, với những đường nét kỷ hà cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tinh tế trong từng chi tiết thiết kế đến thời An Nam. Các họa tiết có tính nghệ thuật như:
- Kỷ Hà
- Hình chữ nhật
- Tĩnh vật
- Hoa lá, dây lá, quả
- Hình thú
Phù Điêu Và Tượng Tròn Truyền Thống
- Tượng phật: biểu tượng của tôn giáo, của sự thanh cao và bình yên
- Con giống, con rối: biểu tượng dân gian
- Tứ linh: sự mô phỏng của Long, Lân, Quy, Phụng. Đây là những con vật mang lại may mắn
- Hoa sen: xuất hiện từ thời Lý, biểu tượng của sự thanh tịnh, mang yếu tố Phật giáo
- Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: biểu trưng cho sự đại giác của Phật
Một Số Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Ở Việt Nam
Phong cách Đông Dương hiện nay vẫn còn lưu giữ tại một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, trong đó xuất hiện nhiều ở Hà Nội, Huế và TP.HCM. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc này nhé.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về kiến trúc Đông Dương. Kiến trúc Đông Dương mang đậm bản sắc Việt, rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất nhà phố, biệt thự và căn hộ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về phong cách thiết kế này, để từ đó có thể định hướng cho không gian sống của mình.
——————-
CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực TƯ VẤN – THIẾT KẾ, THI CÔNG XÂY DỰNG và SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ VƯỜN, CAFE tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.
——————-
📌 Trụ sở chính: 162/117, Đường Nguyễn Văn Khối, P.9, Q. Gò Vấp, HCM.
▪️ CN1: Lô 135, D.27, Khu TĐC Lộc An – Bình Sơn, Đồng Nai.
▪️ Xưởng SX1: Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
▪️ Xưởng sản xuất 02: Đường Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Hồ Chí Minh.
☎️ Hotline: 0921.933.933 – 0938.102.868
🌐 Website: https://datthanhcons.vn/
🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@XayDungDatThanh/videos
👉 tiktok: https://www.tiktok.com/@xaydungdatthanh
👉 linkedin: https://www.linkedin.com/in/xay-dung-dat-thanh/
👉 pinterest: https://www.pinterest.com/xaydungdatthanhcons/
✉️ Email: info@datthanhcons.vn
#Xây_dựng_Đất_Thành #tư_vấn_thiết_kế #Thi_công_xây_dựng #sản_xuất_lắp_đặt_nội_thất #thi_công_nhà_phố #thi_công_biệt_thự #thi_công_lâu_đài #thi_công_khách_sạn #thi_công_văn_phòng #thi_công_nhà_vườn