Bản giao hưởng Đông – Tây tuyệt mỹ trong phong cách thiết kế Indochine
(Xây Dựng Đất Thành) – Đồng sở hữu nét đẹp hoài cổ, sang trọng của kiến trúc phương Tây cùng sự mộc mạc, tinh tế trong văn hóa Á Đông, phong cách thiết kế Indochine hiện được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong các công trình nhà hàng, khách sạn, biệt thự cao cấp và rất được yêu thích bởi những chủ nhân có gu thẩm mỹ.
Phong cách thiết kế Indochine là gì?
Lịch sử hình thành phong cách thiết kế Indochine
Người Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung luôn tự hào với bản sắc văn hóa lâu đời cùng những đặc trưng kiến trúc độc đáo. Song hành cùng vẻ đẹp Á Đông ấy là sự du nhập, cách tân đến từ những nền văn hóa khác, điển hình là sự hình thành của phong cách Đông Dương – Indochine mà người Pháp để lại trong dấu ấn dòng chảy kiến trúc.
Phong cách thiết kế Indochine bắt đầu xuất hiện từ những năm 1880 trong thời kỳ tiền thuộc địa, khi người Pháp đặt chân tới Đông Dương với tư tưởng khai phá, mang văn minh nhân loại đến cho người dân ở đây. Từ đó, phong cách kiến trúc phương Tây này đã dần lan rộng tới Việt Nam.
Do sự khác biệt về khí hậu cũng như nền văn hóa bản địa vốn có, kiểu kiến trúc cổ điển này bắt buộc phải thay đổi để thích nghi và phát triển thành phong cách Tiền thuộc địa – tiền thân của kiến trúc Đông Dương sau này.
Một trong những công trình ấn tượng nhất của phong cách Tiền thuộc địa tại nước ta phải kể đến Nhà Hát Lớn Hà Nội. Nổi tiếng với thiết kế thống nhất theo mô hình Nhà Hát Opera Garnier ở Paris, nội thất của Nhà Hát Lớn mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Phương Tây cùng sàn lát đá cẩm thạch Italy, đèn chùm bằng đồng và những bức bích họa kiểu Pháp trên trần nhà.
Theo thời gian, với lịch sử lâu đời và những nét đặc trưng độc đáo của văn hóa Á Đông, kiến trúc Tiền thuộc địa dần trở nên một chiều do không khai thác được văn hóa bản địa và mang nặng tính áp đặt, đồng hoá.
Từ nguyên nhân này, việc pha trộn dấu ấn giữa 2 nền văn hóa là điều tất yếu xảy ra. Sự kết hợp đó đã hình thành nên phong cách Indochine – bản giao hưởng hài hoà giữa phương Tây và phương Đông. Kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard được biết đến là người đầu tiên đặt nền móng cho kiểu thiết kế này thông qua công trình Trường Đại Học Đông Dương (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội).
Nét kiến trúc đặc trưng của phong cách thiết kế Indochine
Với lịch sử hình thành khá phức tạp, chứa đựng nhiều lớp văn hóa đan xen, rất nhiều người đã và đang có cùng thắc mắc phong cách thiết kế Indochine là gì và có những nét đặc trưng ra sao? Cụ thể, trong ngôn ngữ Pháp, “Indochine” là từ dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia, Malaysia.
Bên cạnh đó, phong cách Indochine trong thiết kế nội thất Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc do nước ta có lịch sử hơn 1000 năm Bắc thuộc, còn Lào và Campuchia lại mang đậm hơi thở kiến trúc Ấn Độ.
Kỹ thuật xây dựng, vật liệu mang tính địa phương (nhưng được cải biến về phương pháp sản xuất nhằm nâng cao độ bền và chất lượng sử dụng), giải pháp kiến trúc,… là những đặc điểm nổi bật dễ nhận biết ở phong cách thiết kế Indochine. Việc kết hợp hai hình thức kiến trúc khác biệt đã hình thành nên rất nhiều công trình mang dáng dấp sang trọng của Châu Âu mà vẫn đề cao sự thông thoáng, cách nhiệt, nhằm thích ứng với khí hậu và thân thuộc hơn với người dân bản địa.
Phong cách thiết kế Indochine đã dần được cải tiến theo năm tháng
Những công trình kiến trúc, nội thất theo phong cách Indochine đều có điểm chung nằm ở đường nét cứng rắn cùng các cột đá, gỗ cao lớn làm trụ cột chống đỡ cho toàn bộ không gian. Màu sắc chủ đạo thường xuất hiện là màu kem trắng hoặc nâu trầm thể hiện vẻ đẹp quý phái và lâu bền với thời gian.
Phong cách thiết kế Indochine phù hợp với đối tượng nào?
Phong cách thiết kế Indochine không đòi hỏi thiết kế cầu kỳ, màu sắc, họa tiết quá nổi bật. Các vật liệu sử dụng trong công trình cũng có độ bền cao, phù hợp với khí hậu và lối sống của người Việt.
Bởi vậy, lối kiến trúc Đông Dương thu hút đại đa số những người Việt yêu nét đẹp truyền thống dân tộc và muốn kiến tạo không gian sinh hoạt đầy sinh động, mới mẻ. Hiện nay, phong cách thiết kế Indochine được ứng dụng rộng rãi tại các căn biệt thự, khách sạn 5 sao hoặc căn hộ cao cấp.
Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói TPHCM 2023 mới nhất và chi tiết
Lưu ý ứng dụng phong cách thiết kế Indochine
Sử dụng màu sắc trong phong cách thiết kế Indochine
Để tạo nên cảm giác thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, những màu sắc trung tính như: trắng, vàng nhạt, vàng kem,… được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra, không gian nội thất Indochine còn thường xuyên được điểm xuyết bằng những gam màu đậm như nâu trầm hoặc xanh đậm, góp phần tạo nên sự sang trọng cho kiến trúc tổng thể.
Bên cạnh đó, phong cách Đông Dương cũng thường sử dụng những gam màu ấm nóng, nhiệt đới như: màu cam, vàng, tím, đỏ,… để chấm phá nét cá tính cho không gian, tạo nên ấn tượng thị giác mạnh mẽ.
Chất liệu được sử dụng trong phong cách thiết kế Indochine
Tre, gỗ và gạch là 3 chất liệu chủ yếu kiến tạo nên nội thất Indochine. Trong đó, gỗ tự nhiên được ưa chuộng hàng đầu bởi tính chất bền, chắc và dễ tạo hình. Mặt khác, đồ dùng làm từ tre với khả năng chống mọt, chống mối tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam cũng được sử dụng rộng rãi trong phong cách thiết kế Indochine qua những chi tiết trang trí hay những tấm vách ngăn đẹp mắt.
Hơn thế nữa, để làm nổi bật hơn nét văn hóa và tính nghệ thuật cho không gian, chất liệu ngói và gạch bông với họa tiết, hoa văn đặc trưng cũng được ứng dụng trong các công trình mang hơi thở Đông Dương.
Hoa văn, họa tiết được sử dụng trong phong cách thiết kế Indochine
Do đặc điểm gắn liền với các giá trị văn hóa nên ngoài tính thẩm mỹ, phong cách nội thất Indochine cũng chú trọng đến chiều sâu và ý nghĩa của các họa tiết trang trí. Những chi tiết mang màu sắc văn hóa bản địa như họa tiết tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), họa tiết kỷ hà, họa tiết mắc lưới lục giác, hoa văn Đông Sơn, hoa sen, hoa lá cách điệu,… tường được bắt gặp trong trang trí trần, tường, sàn, vách ngăn, đồ nội thất,…
- Họa tiết Kỷ Hà: thường được sử dụng trong các đồ vật trang trí, họa tiết Kỷ Hà có kiểu hình mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi. Chúng có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau tạo nên một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.
- Họa tiết hình chữ nhật: được sáng tạo bằng các đường nét liền hà, đơn giản, đan xen chồng lớp gắn liền với các Hán tự có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại may mắn cho gia chủ như: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Từ loại hình họa tiết này, có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine.
- Họa tiết tĩnh vật: bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái. Mặt khác, bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,… Những họa tiết trang trí này được lấy cảm hứng chủ yếu từ kiến trúc đền, chùa trong văn hóa Á Đông.
- Họa tiết hoa lá, dây lá, quả: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen – biểu tượng Tứ Quý của 4 mùa là hình ảnh thường xuyên được thể hiện trong trang trí hoa văn, họa tiết Indochine, tạo nên nét mềm mại, duyên dáng cho không gian nội thất.
- Họa tiết hình thú: tinh thần trân trọng và gần gũi với thiên nhiên trong tiềm thức của cộng đồng Á Đông được thể hiện qua họa tiết mô phỏng cách điệu những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt như họa tiết Tứ Linh: Long, Lân, Quy, Phụng hay những loài động vật mang màu sắc cá tính độc đáo như: cọp, sư tử, dơi, cá,… Để không gian nội thất trở nên hài hòa, thông thường, những họa tiết này sẽ được kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn.
Những đồ nội thất đặc trưng trong phong cách thiết kế Indochine
Khi thiết kế nhà theo phong cách Indochine, gia chủ đừng bỏ qua những trang thiết bị như sập gụ, phản, bình phong,… Những đồ dùng nội thất này chính là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp trong sự hình thành và phát triển của phong cách thiết kế Đông Dương.
Thêm vào đó, nguyên vật liệu tạo nên những món đồ trang trí nội thất này chủ yếu là từ mây, tre, đồ thủ công, lụa và gốm, mang đến hơi thở đậm chất Á Đông, gần gũi, thân thuộc với người Việt. Sự sắp xếp hợp lý trong nội thất sẽ thể hiện được nét thẩm mỹ độc đáo, trở thành những biểu tượng đặc biệt, tạo nên điểm nhấn về tính văn hóa và nghệ thuật của phong cách thiết kế Indochine.
Các mẫu công trình sử dụng phong cách thiết kế Indochine
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng tâm niệm tìm về những giá trị xưa cũ, bền vững. Chính vì thế, rất nhiều gia đình đã ưu tiên áp dụng phong cách Indochine vào tổ ấm của mình. Với xu hướng phát triển bất động sản, hai loại hình để ở phổ biến nhất hiện nay là biệt thự và căn hộ thường được kiến tạo nội thất mang hơi thở Đông Dương tinh tế, sang trọng.
Biệt thự theo phong cách thiết kế Indochine
Với mục đích khởi nguồn để phục vụ tầng lớp quý tộc, thiết kế Indochine càng trở nên hoàn hảo khi được song hành cùng những căn biệt thự đẳng cấp, sang trọng, vừa toát lên sự sang trọng của kiến trúc Pháp vừa gìn giữ nét văn hóa trong sinh hoạt người Việt.
Những chi tiết trang trí bên trong cũng nên được lựa chọn cẩn thận từ chất liệu, màu sắc đến đường nét cách điệu nhằm truyền tải tinh thần hoài cổ và nét truyền thống Á Đông trong một bối cảnh đương đại nhiều năng lượng. Những họa tiết dân tộc đặc sắc như con tiện kết hợp với đồ nội thất bằng gỗ, gốm sứ họa tiết, mây tre cói, tranh sơn mài góp phần tạo cảm giác mộc mạc thân thiện, song không kém phần hiện đại, thú vị.
——————-
CTY CP XÂY DỰNG & TM ĐẤT THÀNH là nhà thầu trọn gói, uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực: – TƯ VẤN – THIẾT KẾ. – THI CÔNG XÂY DỰNG – SẢN XUẤT LẮP ĐẶT NỘI THẤT cho các công trình BIỆT THỰ, LÂU ĐÀI, NHÀ PHỐ, KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG, NHÀ HÀNG, HOMESTAY, CAFE… tại TPHCM và các tỉnh PHÍA NAM.
——————-
📌 Trụ sở chính: 162/117, Đường Nguyễn Văn Khối, P.9, Q. Gò Vấp, HCM.
▪️ CN1: Lô 13y_nhà_trọn_gói_hồ_chí_minh #xây_nhà_trọn_gói_gò_vấp #xây_nhà_trọn_gói_quận_1 #xây_nhà_trọn_gói_quận_2 #xây_nhà_trọn_gói_quận_3 #xây_nhà_trọn_gói_quận_4 #xây_nhà_trọn_gói_quận_5 #xây_nhà_trọn_gói_quận_6 #xây_nhà_trọn_gói_quận_7 #xây_nhà_trọn_gói_quận_8 #xây_nhà_trọn_gói_quận_9 #xây_nhà_trọn_gói_quận_10 #xây_nhà_trọn_gói_quận_11 #xây_nhà_trọn_gói_quận_12 #xây_nhà_trọn_gói_quận_phú_nhuận #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_phú #xây_nhà_trọn_gói_quận_tân_bình #xây_nhà_trọn_gói_quận_hóc_môn #xây_nhà_trọn_gói_quận_củ_chi
#xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_chánh
#xây_nhà_trọn_gói_tiền_giang #xây_nhà_trọn_gói_quận_đồng_nai
#xây_nhà_trọn_gói_quận_bình_tân5, D.27, Khu TĐC Lộc An – Bình Sơn, Đồng Nai.
▪️ Xưởng SX1: Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
▪️ Xưởng SX2: Đường Kênh Trung Ương, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, HCM
☎️ Hotline: 0921.933.933 – 0938.102.868
🌐 Website: https://datthanhcons.vn/
📃 Fanpage: Facebook.com/xaydungdatthanh/
🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@XayDungDatThanh/videos
✉️Email: info@datthanhcons.vn
#Xây_dựng_Đất_Thành #tư_vấn_thiết_kế #Thi_công_xây_dựng #sản_xuất_lắp_đặt_nội_thất #thi_công_nhà_phố #thi_công_biệt_thự #thi_công_lâu_đài #thi_công_khách_sạn #thi_công_văn_phòng #thi_công_nhà_vườn #xâ